4 điểm để xem xét khi bạn không thể kiếm được từ Forex

Khi giao dịch mà bạn cứ thua lỗ liên tiếp mà không có lãi trong Forex (giao dịch ngoại hối), có thể là do khối lượng giao dịch chưa phù hợp?, mức cắt lỗ chưa phù hợp, chưa giao dịch với kiến thức chính xác?, không giao dịch theo quy tắc của riêng mình?". Vì vậy lợi nhuận và thua lỗ có thể được cải thiện bằng cách xác nhận bốn mục sau đây “khối lượng giao dịch đã phù hợp chưa?, mức cắt lỗ đã phù hợp chưa, đã giao dịch với kiến thức chính xác chưa?, đã giao dịch theo quy tắc của riêng mình chưa?“.

Để kiếm lợi nhuận với Forex, điều quan trọng bạn cần giao dịch để không thua lỗ, thay vì tập trung vào việc kiếm lợi nhuận.

Bài viết này giới thiệu bốn điều cần xem xét khi bạn không thể kiếm tiền với Forex.

1. Quản lý tài sản (Khối lượng giao dịch phù hợp)

Đặc biệt quan trọng là khối lượng giao dịch phải phù hợp. Điều này là do nếu bạn giao dịch với khối lượng lớn so với số vốn, tỷ lệ duy trì ký quỹ sẽ thấp và chỉ cần tỷ giá sẽ thay đổi một chút theo hướng thua lỗ, thì giao dịch sẽ dẫn đến cắt lỗ ngay lập tức.

“Quản lý tài sản" là mục quan trọng nhất không chỉ đối với Forex mà còn đối với tất cả các khoản đầu tư.

Khối lượng giao dịch thích hợp trong Forex có thể được tính theo các bước sau.

Bước 1. Quyết định số tiềm cho phép thua lỗ cho 1 lần

Đầu tiên, xác định mức tổn thất cho phép (tỷ lệ rủi ro) cho 1 lần. Nói chung, 1-2% số tiền vốn là phù hợp.

Ví dụ, nếu số tiền vốn là 100.000 JPY, số tiền cắt lỗ là 1.000 JPY ~ 2.000 JPY. Nếu số tiền vốn là 1.000.000 JPY, số tiền cắt lỗ là 10,000 JPY ~ 20,000 JPY.

VốnPhần trăm cắt lỗ 1 lần (Tỷ lệ rủi ro)Khoản cắt lỗ 1 lần
100,000 JPY1%1,000 JPY
200,000 JPY1%2,000 JPY
500,000 JPY1%5,000 JPY
1,000,000 JPY1%10,000 JPY

Bạn cũng có thể quyết định mức độ thua lỗ mà bạn có thể cho phép.

Ví dụ, khoản lỗ 10.000 JPY được chấp nhận cho khoản đầu tư 100.000 JPY, tỷ lệ rủi ro là 10%.

Tuy nhiên, nếu tỷ lệ rủi ro cho một giao dịch là 10%, nếu tất cả các giao dịch đều thua lỗ trong 10 giao dịch, khoản đầu tư sẽ là 0 yên trong giao dịch thứ 10, do đó rủi ro được đánh giá cao.

Bước 2. Tính khối lượng giao dịch trên mỗi giao dịch

Nếu giao dịch khối lượng lớn so với số vốn, đòn bẩy hiệu quả sẽ tăng và rủi ro tăng theo. Ngược lại, nếu khối lượng giao dịch nhỏ so với tiền vốn, đòn bẩy hiệu quả sẽ thấp, nhưng lợi nhuận cũng sẽ thấp.

Để giảm rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận, điều quan trọng là phải cân bằng tiền vốn và khối lượng giao dịch.

Số lượng giao dịch trên mỗi giao dịch có thể được tính theo các bước sau.

Phép tính khối lượng giao dịch tương đương 1 giao dịch
  1. Mức tiền thua lỗ cho phép cho 1 lần
  2. ATR của cặp tiền tệ sẽ giao dịch (độ rộng biến động trung bình)
  3. “ATR" × “đơn vị giao dịch"
  4. “➀ số tiền cho phép thua lỗ cho 1 lần giao dịch" ÷ “➂ ATR của hôm nay"
  5. “Giá trị của ➃" × “đơn vị giao dịch"

Ví dụ phép tính khối lượng giao dịch tương đương 1 lần giao dịch

Hãy áp dụng công thức trên và tính toán trong các điều kiện sau.

Điều kiện của ví dụ phép tính
  • Số tiền đầu tư: 1,000,000 JPY
  • Số tiền cho phép thua lỗ cho 1 lần giao dịch: 15 của số tiền đầu tư (10,000 JPY)
  • Đơn vị giao dịch: 1,000 đơn vị tiền tệ
  • ATR của USDJPY (phạm vi biến động của 1 ngày): 50 sen (0.5)
Ví dụ phép tính khối lượng giao dịch tương đương 1 giao dịch
  1. Số tiền cho phép thua lỗ cho 1 lần giao dịch: 1,000,000 JPY × 1% = 10,000 JPY
  2. ATR của cặp tiền tệ sẽ giao dịch (phạm vi biến động trung bình):50 sen = 0.5
  3. “ATR" × “đơn vị giao dịch": 0.5 × 1,000 tiền tệ = 500
  4. “➀ Số tiền cho phép thua lỗ cho 1 lần giao dịch" ÷ “➂ ATR của ngày hôm nay": 10,000 JPY ÷ 500 = 20
  5. “Giá trị của ➃" × “đơn vị giao dịch": 20 × 1,000 đơn vị tiền tệ = 20,000 đơn vị tiền tệ

Trong các điều kiện trên, khối lượng giao dịch phù hợp tương ứng mỗi giao dịch có thể được xác định là 20.000 tiền tệ..

Nếu bạn giao dịch 20.000 tiền tệ khi tài sản là 1 triệu Yên và tỷ giá USD/JPY là 110 yên, rủi ro sẽ giảm với phép tính đòn bẩy hiệu quả là 2,2 lần.

Vì số lượng giao dịch cho mỗi giao dịch thay đổi tùy thuộc vào các điều kiện, do đó hãy thử tính toán bằng cách áp dụng các điều kiện của riêng bạn và cố gắng tính toán số lượng giao dịch phù hợp.

ATR là gì?

ATR (Average True Range) là thước đo độ biến động.

Bạn có thể dễ dàng kiểm tra ATR bằng cách chọn “ATR" từ “indicator" trực tiếp trong “cửa sổ dịch chuyển" ở khung bên trái của MT4, sau đó kéo và thả nó vào biểu đồ khung thời gian ngày của cặp tiền bạn muốn kiểm tra ATR.

Ví dụ về khối lượng giao dịch xấu

Ví dụ về khối lượng giao dịch xấu
  • Số tiền đầu tư (tài sản/tiền đặt cọc): 100,000JPY
  • Khối lượng giao dịch: 7 lô (700,000 tiền tệ)
  • Cặp tiền tệ giao dịch: USD/JPY
  • Tỷ giá hối đoái khi đặt lệnh: 110.00JPY
  • Đòn bẩy tối đa: 888 lần
  • Tý lệ duy trì ký quỹ: 115.3%
  • Tỷ giá loss cut bắt buộc (mức ngừng giao dịch): 0.12 JPY (12pips)

Ví dụ: nếu bạn mua và bán 7 lô (700.000 tiền tệ) với tỷ giá USD/JPY là 110,00 JPY cho tài sản là 100,000 JPY, tỷ lệ duy trì ký quỹ sẽ là 115,3% và giao dịch sẽ bị loss cut chỉ cần tỷ giá biến động theo hướng thu lỗ 0,12 JPY (12 pips) . Đây là một rủi ro rất cao.

Theo cách này, giao dịch với tỷ lệ duy trì ký quỹ gần 100% là rất rủi ro có thể mất tất cả số tiền đầu tư, vì vậy tốt hơn là không nên thực hiện giao dịch kiểu này.

Ví dụ khối lượng giao dịch tốt

Mặt khác, khối lượng giao dịch phù hợp sẽ tốt hơn khi tỷ lệ duy trì ký quỹ cao hơn như dưới đây.

Ví dụ khối lượng giao dịch tốt
  • Số tiền đầu tư (Tài sản/tiền đặt cọc): 100,000 JPY
  • Khối lượng giao dịch: 0.04 lô (4,000 tiền tệ)
  • Cặp tiền tệ giao dịch: USD/JPY
  • Tỷ giá hối đoái khi đặt lệnh: 110.00 JPY
  • Đòn bẩy tối đa: 888 lần
  • Tỷ lệ duy trì ký quỹ: 20,202%
  • Tỷ giá đến khi loss cut (mức ngừng giao dịch): 24.98 JPY (2,498 pips)

Ví dụ: nếu tài sản là 100,000 JPY, bạn mua và bán 0,04 lô (4.000 tiền tệ) ở tỷ giá USD/JPY là 110.00 JPY, thì tỷ lệ duy trì ký quỹ sẽ là 20.202% và tỷ giá loss cut (mức ngừng giao dịch) sẽ là 24,98 JPY, vì vậy rủi ro sẽ thấp hơn nhiều.

Ngay cả tại thời điểm cú sốc Lehman năm 2008, mức giảm là 17,08 JPY, từ 1 USD là 104,21 JPY xuống còn 87,13 JPY trong ba tháng, do đó, mức loss cut 24,98 JPY tương đương với việc gần như không có rủi ro mất toàn bộ 100.000 yên đầu tư trong một giao dịch.

Thực tế, việc loss cut sẽ khó diễn ra, vì cho dù thua lỗ lan rộng, bạn cũng có cơ hội cắt lỗ, xem lại lại giao dịch và đặt lệnh lại tại thời điểm tốt 1 lần nữa.

Phép tính tỷ lệ duy trì ký quỹ và loss cut (mức ngừng giao dịch)

“Tỷ lệ duy trì ký quỹ và giá cho đến khi loss cut" được giải thích trong ví dụ trên có thể được tính bằng công thức sau.

Phép tính tỷ lệ duy trì ký quỹ (phần trăm đặt cọc)

“Vốn khả dụng (Tổng tài sản + lãi/lỗ – Số tiền yêu cầu rút)" ÷ “tổng số tiền đặt cọc cần thiết" × 100 = “Tỷ lệ duy trì đặt cọc"

Phép tính giá đến khi loss cut (mức ngừng giao dịch)
  • “Tiền đặt cọc cần thiết" × “20% tiêu chuẩn loss cut bắt buộc" ="số tiền tiêu chuẩn để loss cut"
  • (“Tài sản ròng" – “số tiền tiêu chuẩn để loss cut") ÷ “khối lượng giao dịch" = “tỷ giá cho đến khi ngừng giao dịch"

2. Cắt lỗ thích hợp

Khi có vẻ tổn thất sẽ lan rộng hơn so với dự kiến, điều quan trọng là phải thực hiện cắt giảm thua lỗ (đóng lệnh cắt lỗ) để thua lỗ sẽ không lan rộng thêm.

Nếu bạn không cắt lỗ mà giữ nguyên lệnh cắt lỗ như vậy, nó sẽ dẫn đến một khoản lỗ lớn hơn và nguy cơ mất toàn bộ khoản đầu tư của bạn.

Đường cắt lỗ có thể được xác định bằng tỷ giá hối đoái dựa trên phân tích kỹ thuật, nhưng về cơ bản, nếu cắt lỗ được xác định theo tỷ lệ phần trăm của số vốn, rủi ro sẽ thấp hơn và cơ hội đặt lệnh lại sẽ tăng lên.

Bảng tỷ lệ cắt lỗ và số lần bắt đầu giao dịch lại đối với số vốn 100,000 JPY

Bảng dưới đây tóm tắt số tiền cắt lỗ và số lần bắt đầu giao dịch lại khi vốn (đặt cọc) là 100.000 JPY.

Bạn có thể thấy rằng nếu tỷ lệ cắt lỗ trên mỗi giao dịch là lớn, số dư sẽ giảm nhanh chóng và số lượng bắt đầu giao dịch lại sẽ giảm.

Tỷ lệ cắt lỗKhoản cắt lỗSố dư (Khi thu lỗ lần đầu)Số lần giao dịch mới
1%1,000 JPY99,000 JPY99 lần
2%2,000 JPY98,000 JPY49 lần
5%5,000 JPY95,000 JPY19 lần
10%10,000 JPY90,000 JPY9 lần
15%15,000 JPY85,000 JPY5 lần
20%20,000 JPY80,000 JPY4 lần
50%50,000 JPY50,000 JPY1 lần

Nếu tỷ lệ cắt lỗ là 1% số tiền vốn (số dư), số tiền đầu tư 100.000 JPY sẽ dẫn đến việc cắt lỗ 1.000 JPY và ngay cả khi cắt lỗ, số dư vẫn còn 99.000 JPY, do đó vẫn còn 99 cơ hội để bắt đầu giao dịch lại.

Mặt khác, nếu tỷ lệ cắt lỗ là 50% số tiền vốn, số tiền đầu tư 100.000 JPY sẽ dẫn đến việc cắt lỗ 50.000 JPY, do đó số dư sau khi cắt lỗ sẽ chỉ còn 50.000 JPY. Nếu bạn tiếp tục giao dịch ở tỷ lệ cắt lỗ này, bạn chỉ có một cơ hội để giao dịch lại 1 lần.

Nói chung, tỷ lệ cắt lỗ từ 1 đến 2% tiền vốn được cho là phù hợp.

Ví dụ: nếu số vốn là 100.000 JPY, thì tỷ lệ cắt lỗ là 1.000-2.000 JPY. Nếu số tiền vốn là 500.000 JPY, 5.000 JPY đến 10.000 JPY là ước tính cho việc cắt lỗ cho mỗi giao dịch.

3. Giao dịch với kiến thức chính xác

Vì Forex không phải là cờ bạc, nên có thể nói rằng ngay cả khi bạn chọn một trong hai tùy chọn “Bán hoặc Mua", nếu bạn giao dịch một cách mơ hồ, giao dịch sẽ dễ dẫn đến thua lỗ.

Phán đoán sự biến động của tỷ giá hối đoái trong tương lai thông qua phân tích kỹ thuật và phân tích điều kiện cơ bản của kinh tế, và khuyến khích giao dịch bằng cách kiểm tra trước “lệnh mới /đường cắt lỗ / đường chốt lời".

Trong phân tích kỹ thuật, các chỉ số sau đây chủ yếu được hiển thị trên biểu đồ để phán đóa việc mua và bán.

Vì mỗi chỉ số không đưa ra cùng một tín hiệu (chỉ số giao dịch) cùng một lúc, do đó điều quan trọng là phải chọn một chỉ số phù hợp với phong cách giao dịch của bạn và sử dụng chính xác.

Không hiển thị nhiều chỉ số trên một biểu đồ

Điều quan trọng là hiển thị nhiều chỉ số trên một biểu đồ và đưa ra quyết định mua/bán cho từng thị trường xu hướng và thị trường phạm vi. Tuy nhiên, nếu hiển thị quá nhiều chỉ số, bạn sẽ dễ nhầm lẫn.

Biểu đồ dưới đây là một ví dụ rất khó để phán đoán việc mua và bán vì có quá nhiều chỉ số trên biểu đồ.

ví dụ hiển thị quá nhiều chỉ số

Hiển thị đúng nhiều chỉ số giới hạn giúp đưa ra quyết định mua và bán dễ dàng hơn.

Biểu đồ dưới đây cho thấy một ví dụ trong đó chỉ có ba loại đường trung bình động và hai loại đường Envelope được hiển thị. Sẽ dễ nhìn hơn biểu đồ trên và giúp dễ dàng xác định vị trí của đường kháng cự và đường hỗ trợ.

Ví dụ hiển thị chỉ số đơn giản

Các chỉ số sẽ dễ nhìn hơn nếu chúng được hiển thị trong 3 đến 5 loại.

Hơn nữa, bạn cũng có thể làm cho toàn bộ biểu đồ dễ nhìn hơn bằng cách thay đổi màu của biểu đồ và chỉ số.

Điểm xác nhận trước khi giao dịch

Để không giao dịch với trực giác mơ hồ, xác nhận tác động của tỷ giá hối đoái dựa vào ngày công bố các chỉ số kinh tế trước khi giao dịch, đồng thời hiển thị và phân tích từng chỉ số một cách thích hợp để đánh giá mua và bán.

Các mục cần kiểm tra trước khi giao dịch
  1. Xác định chỉ số kinh tế bằng lịch chỉ số kinh tế
  2. Nắm bắt biến động của chỉ số kinh tế
  3. Tính số tiền giao dịch thua lỗ và số tiền giao dịch gần đúng cho một giao dịch
  4. Phán đoán giao dịch từ mỗi chỉ số

4. Giao dịch theo quy luật của bản thân

Việc mua và bán theo các quy tắc mà bản thân quyết định cũng rất quan trọng.

Mỗi người có tính cách khác nhau và phong cách giao dịch khác nhau, hơn nữa tùy thuộc vào cách giao dịch, có thể không phù hợp với bạn (có xu hướng tạo ra lợi nhuận hoặc có xu hướng dễ phát sinh thua lỗ).

“1. Quản lý tiền vốn" và “2. Cắt lỗ phù hợp" được giới thiệu trong phần trước sẽ không có ý nghĩa nếu bạn không tuân theo các quy tắc bạn đã quyết định mà chỉ giao dịch với cảm xúc lúc đó.

Ví dụ quy luật giao dịch riêng
  • Tuân theo khối lượng giao dịch và đường loss cut đã quyết định ở quản lý vốn
  • Không giao dịch trước và sau khi công bố chỉ số kinh tế
  • Thời gian giao dịch quy định từ ◯ giờ ~ ◯ giờ
  • Không giữ lệnh đến ngày hôm sau (đóng lệnh trong ngày hôm đó)
  • Giao dịch dựa vào chỉ số mua bán
  • Không giao dịch bằng suy đoán và cảm giác
  • Không lặp lại thua lỗ khi đã thua lỗ
  • Không giao dịch trong khi uống rượu bia
  • Tuyệt đối tuân theo các quy tắc đã quyết định ở đây
  •  

Khi bạn lặp lại giao dịch, bạn có thể hiểu về giao dịch của mình, chẳng hạn như đây không phải là cách phù hợp với bạn và đây là cách phù hợp với bạn.

Bằng cách phân tích các yếu tố thất bại (thua lỗ) và các yếu tố thành công (lợi nhuận) của bạn và đưa ra các quy tắc về phương pháp giải quyết và nhìn nhận thất bại, bạn sẽ có thể tránh được tổn thất nhiều hơn.