Phương pháp sử dụng MACD

MACD là tên viết tắt của “Moving Average Convergence and Divergence", là chỉ số phán đoán việc mua và bán bằng cách sử dụng hai đường trung bình động hàm mũ (EMA) ngắn hạn và dài hạn. Được gọi là đường trung bình động hội tụ/phân kỳ trong tiếng Việt.

Chỉ số MACD được hiển thị trong cửa sổ phụ bên dưới biểu đồ và MACD đánh giá giao xu hướng thị trường lấy 0 làm tiêu chuẩn hoặc phán đoán việc mua và bán tại thời điểm giao cắt của MACD.

Bài viết này giới thiệu cách đọc và cách sử dụng chính xác MACD.

Phương pháp hiển thị MACD

Các bước hiển thị MACD lên MT4/MT5 cho PC

Có thể hiển thị bằng cách kéo và thả MACD lên biểu đồ mà bạn muốn áp dụng từ “Oscillators (Động lượng)" → “MACD" (nhấp và giữ chuột trái → Thả chuột).

Các bước hiển thị MT4 MACD

Màn hình cài đặt MACD sẽ được hiển thị, bạn vẫn có thể sử dụng ở chế độ cài đặt cơ bản mà không cần cài đặt lại. Nhấp chuột vào nút “OK", MACD sẽ được áp dụng lên biểu đồ.

Màn hình cài đặt MT4 MACD

Với thao tác trên, bạn đã hoàn thành việc hiển thị MACD lên biểu đồ MT4/MT5.

Các bước hiển thị MACD lên MT4/MT5 cho smartphone

Mở màn hình biểu đồ từ “tab biểu đồ" của ứng dụng MT4/MT5, chạm vào biểu tượng “f" trên màn hình biểu đồ → chạm vào “cửa sổ chính" từ màn hình chỉ số.

Các bước hiển thị MT4 MACD

Chạm vào “MACD" của mục Oscillators (Động lượng) trên màn hình “thêm chỉ số" để hiển thị màn hình cài đặt.

Bạn cũng có thể sử dụng mà không cần thay đổi cài đặt, chỉ cần chạm chọn “xong" là bạn đã hoàn tất việc cài đặt.

màn hình cài đặt MT4 MACD

Với thao tác chạm trên, bạn đã hoàn tất việc hiển thị MACD trong cửa sổ phụ của biểu đồ MT4/MT5 trên ứng dụng smartphone.

Giá trị cài đặt MACD

Giá trị cài đặt của MACD

Giá trị cài đặt tiêu chuẩn MACD
  • EMA tín hiệu nhanh (Fast EMA): 12 (nến)

  • EMA tín hiệu chậm (Slow EMA): 26 (nến)

  • MACD SMA: 9 (nến)

Về cơ bản, giá trị cài đặt (tham số) thường giữ nguyên giá trị mặc định (tiêu chuẩn) để sử dụng.

“Cây nến" là số lượng nến của chân nến.

Trong biểu đồ ngày, một nến biểu thị một ngày, do đó, trong trường hợp 12 EMA ngắn hạn, đó là đường trung bình động hàm mũ của 12 ngày. Đối với biểu đồ 4 giờ, đó là tại 12EMA đường trung bình động hàm mũ của 48 giờ (12 nến x 4 giờ).

Các thông số có thể được thay đổi tự do, nhưng nếu thay đổi, EMA dài hạn được cho là lớn gấp đôi so với EMA ngắn hạn.

MACD SMA thường lấy 9 làm tiêu chuẩn và giá trị càng nhỏ thì tín hiệu giao dịch càng dễ thấy. Nhưng thay vào đó, điểm “đánh lừa" nhiều hơn, giá trị càng lớn càng khó thấy tín hiệu mua/bán.

Cách đọc MACD

macd

Chỉ số MACD được hiển thị trong cửa sổ phụ bên dưới biểu đồ trên. Hiển thị trên 2 đồ thị.

Giải thích MACD
  • Biểu đồ cột “MACD": MACD = ngắn hạn (12) EMA – dài hạn (26) EMA
  • Đường chầm “tín hiệu MACD": Đường trung bình động của MACD (9MA)

MACD là sự khác biệt giữa 2 đường trung bình động. Tín hiệu MACD là sự khác biệt giữa hai đường trung bình động cộng với đường trung bình động.

Trong biểu đồ ở trên, dấu tròn màu đỏ biểu thị rằng chỉ số MACD là “0" tại điểm mà hai đường trung bình động giao nhau và được xác định rằng giá thị trường tăng lên khi MACD nằm trên mức tiêu chuẩn 0 và giá thị trường giảm khi MACD nằm dưới mức tiêu chuẩn 0.

  • EMA: đường trung bình động hàm mũ
  • MA: đường trung bình động đơn giản

Lý do sử dụng MACD

Lý do sử dụng MACD
  1. Để bù đắp cho những nhược điểm của sự chậm trễ trong việc phát sinh các xu hướng của đường trung bình

MACD là một chỉ số kỹ thuật sử dụng 2 đường trung bình động, để nhanh chóng nắm bắt các dấu hiệu phát sinh của xu hướng.

Chỉ trên đường trung bình động đơn giản mới làm chậm dấu hiệu phát sinh của xu hướng.

Như trong biểu đồ dưới đây, khi xu hướng tăng được xác nhận bằng mắt trên đường trung bình động, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội mua và bán sau khi giá đã tăng.

đường trung bình động và tín hiệu xu hướng

Do đó, MACD vốn bù đắp cho sự yếu kém của đường trung bình động, đã được Gerald Appel nghĩ ra vào năm 1979.

MACD có khả năng nắm bắt xu hướng và tín hiệu giao dịch nhanh hơn so với đường trung bình động.

tín hiệu giao dịch MACD

Trong biểu đồ trên, giá đã tăng cùng với tín hiệu mua của MACD và giá đã chững lại trong xu hướng tăng sau khi phát sinh tín hiệu bán của MACD.

Nếu chỉ riêng với đường trung bình động, bạn xác nhận giá tăng sau khi xác nhận trực quan xu hướng tăng, nhưng đối với MACD, bạn có thể nhanh chóng xác nhận xu hướng tăng cùng với việc tăng giá.

Cách giao dịch sử dụng MACD

Có hai cách để phân tích áp dụng vào giao dịch MACD.

  1. Cách giao dịch phán đoán xu hướng giá thị trường lấy 0 làm tiêu chuẩn

  2. Cách giao dịch phán đoán mua bán tại thời điểm MACD cắt với đường tín hiệu

1. Cách giao dịch phán đoán xu hướng giá thị trường lấy 0 làm tiêu chuẩn

Biểu đồ MACD cho thấy sự phân kỳ của hai đường trung bình động và điểm mà hai đường trung bình động cắt nhau là 0.

Nếu hai đường trung bình động giao nhau, điều đó có nghĩa điểm đó sẽ trở thành Dead cross hoặc Golden Cross, vì vậy bạn có thể đưa ra quyết định giao dịch dựa trên 0.

  • Khi MACD được hiển thị trên đường trung tâm là 0 thì chuyển sang thị trường tăng (tín hiệu mua)
  • Khi MACD được hiển thị dưới đường trung tâm là 0 thì chuyển sang thị trường giảm (tín hiệu bán)

Cách nhìn MACD

Thời điểm giao dịch

Đường 0 của MACD giống như ý nghĩa của Dead cross và Golden cross của đường trung bình động, do đó, “Mua" nếu MACD trở thành cộng từ tiêu chuẩn 0.

Bạn có thể phán đoán giao dịch “Mua" nếu MACD đi từ mức tiêu chuẩn 0 xuống âm.

Cách giao dịch phán đoán mua bán tại thời điểm MACD cắt với đường tín hiệu

Phán đoán giao dịch khi biểu đồ cột và đường tín hiệu giao nhau.

  • Khi MACD cắt đường tín hiệu theo hướng từ dưới lên: MACD trở thành Golden Cross là chỉ số “Mua"
  • Khi MACD cắt đường tín hiệu theo hướng từ trên xuống dưới:MACD trở thành Deaden Cross là chỉ số “Bán"

MACD

Thời điểm giao dịch

Bạn cũng có thể nắm bắt thời điểm mua và bán bằng cách xem cả “Cách phán đoán mua và bán dựa trên xu hướng thị trường trên cơ sở 0" và “Cách phán đoán mua và bán tại điểm giao nhau của MACD và tín hiệu".

(Ví dụ về giao dịch) “Bán" khi MACD có giá trị cao hơn mức 0 và điểm giao nhau của MACD và tín hiệu đã trở thành Dead cross.

Khuyết điểm của MACD và phương pháp bù đắp khuyết điểm

Khuyết điểm của MACD

  • Tại thị trường biến động giá nhỏ và không thay đổi nhiều, điểm “đánh lừa" trở nên nhiều
  • Trong thị trường giá biến động nhẹ, cho dù tín hiệu mua bán có xuất hiện thì độ chính xác vẫn yếu

MACD có thể bắt kịp xu hướng nhanh hơn đường trung bình động, nhưng nó có một số nhược điểm.

Như thể hiện trong ví dụ biểu đồ dưới đây, đặc biệt là trong thị trường giá không giao động nhiều, rất dễ đưa ra tín hiệu “đánh lừa", gây khó khăn cho việc đưa ra quyết định mua và bán bình thường.

đánh lừa của MACD

Ngoài ra, ngay cả khi giá tăng vừa phải, MACD cũng có thể trở thành thị trường giảm, do đó, có thể nói rằng tại thị trường có giá không chuyển động rõ ràng chỉ với MACD thì việc phán đoán gặp rủi ro cao.

ví dụ khuyết điểm của MACD

Phương pháp bù đắp khuyết điểm của MACD

MACD có những hạn chế tại thị trường mà giá cả không biến động rõ ràng, nhưng bạn có thể bù đắp khuyết điểm của MACD bằng cách sử dụng chỉ số “Stochastic".

“Stochastic" là các tín hiệu như %K và %D được hiển thị ở khung dưới của biểu đồ và là chỉ số kỹ thuật phán đoán “được bán quá mức ở mức 0-30%", hoặc “mua quá mức ở mức 70 – 100%".

Stochatics là một chỉ số kỹ thuật hoạt động tốt trong thị trường không biến động.

Bằng cách kết hợp MACD, chỉ số hoạt động không tốt trong thị trường không biến động và stochastic hoạt động tốt trong thị trường không biến động, bạn có thể đánh giá việc mua và bán một cách toàn diện.

Ví dụ giao dịch kết hợp MACD và stochastic

Điều kiện bán

“MACD trong phạm vi cộng" + “Điểm giao nhau giữa MACD và tín hiệu là Dead cross" + “Stochastic trên 70%"

Điều kiện mua

“MACD trong phạm vi âm" + “Điểm giao nhau giữa MACD và tín hiệu là Golden cross" + “Stochastic dưới 30%"

Ví dụ kết hợp của MACD

Biểu đồ trên, là biểu đồ đã hiển thị MACD (trung tâm) và Stochastic (dưới).

Trên điểm bán, tất cả đều phù hợp với các điều kiện bán hàng, nhưng trên các điểm vuông khác, stochastic không thỏa mãn các điều kiện, do đó bạn có thể phán đoán việc mua và bán.

Nếu bạn phán đoán mua và bán bằng cách sử dụng đồng thời Macd và Stochatics, bạn có thể giao dịch chính xác hơn, mặc dù số lần giao dịch sẽ giảm.

Tóm tắt phương pháp sử dụng của MACD

  • Chỉ số sử dụng 2 đường trung bình động
  • Thị trường “bán" khi MACD nằm trên đường tiêu chuẩn 0
  • Thị trường “mua" khi MACD nằm dưới đường tiêu chuẩn 0
  • “Mua" khi điểm giao nhau của MACD và tín hiệu trở thành Golden cross
  • “Bán" khi điểm giao nhau của MACD và tín hiệu trở thành Dead cross
  • Giảm rủi ro khi kết hợp với stochastic

Không có nghĩ là không thể giao dịch chỉ với chỉ số MACD, tuy nhiên tại thị trường giá ít biến động, dễ xuất hiện các tín hiệu giao dịch nhầm lẫn, do đó tối thiểu bạn nên kết hợp MACD với stochastic để phán đoán giao dịch.