Đặt cọc – đặt cọc cần thiết – vốn khả dụng – phần trăm duy trì đặt cọc
“Đặt cọc – đặt cọc cần thiết – vốn khả dụng – phần trăm duy trì đặt cọc" trong FX là một thuật ngữ tối thiểu bạn nên hiểu cho giao dịch ngoại hối.
Chỉ với một trang của bài viết này, bạn có thể hiểu ý nghĩa của từng cụm từ.
Đặt cọc là gì
Đặt cọc được hiểu như số tiền ký quỹ làm tài sản thế chấp cho 1 công ty giao dịch Forex. Có thể gọi là tiền gửi/tiền ký quỹ.
Tiền gửi làm tài sản thế chấp được phản ánh vào tài khoản XM. Vị trí được hiển thị “Số dư” trên công cụ MT4/MT5 sẽ trở thành đặt cọc giao dịch.
Dựa trên số tiền ký quỹ được ký gửi với công ty FX làm tài sản thế chấp, nó cho phép giao dịch đòn bẩy. Đòn bẩy của XM cung cấp tối đa tới 888 lần, vì vậy bạn có thể giao dịch tới 888 lần số dư.
Ví dụ: nếu bạn có đặt cọc (số dư) là 80.000 JPY, bạn có thể giao dịch với giá 71,40 triệu Yên, vì sử dụng đòn bẩy 888 lần bằng 80.000 JPY x 888 lần.
Đặt cọc cần thiết là gì?
Đặt cọc cần thiết là tiền đặt cọc tối thiểu bạn cần khi giao dịch. Tiền đặt cọc cần thiết được hiển thị trên MT4 với tên “Ký quỹ”.
Tất nhiên, bạn không thể thực hiện giao dịch nếu tỷ lệ đặt cọc nằm trong số dư tài khoản (đặt cọc). Nếu bạn giao dịch mà không kiểm tra xem số dư tài khoản (đặt cọc) có đủ cho tỷ lệ đặt cọc để giao dịch hay không, điều đó có thể dẫn đến rủi ro lớn.
Phép tính đặt cọc cần thiết
Bạn có thể thiết lập một kế hoạch giao dịch bằng cách tính mức đặt cọc cần thiết cho cặp tiền tệ mà bạn dự định mua và bán trước khi giao dịch.(Đặt cọc cần thiết sau khi giao dịch được hiển thị trên MT4/MT5)
“Kích cỡ hợp đồng" × “đơn vị tiền tệ giao dịch" × “khối lượng" ÷ “đòn bẩy tối đa" = “Đặt cọc cần thiết"
Ví dụ phép tính đặt cọc cần thiết
- Đăt lệnh khi tỷ giá USD/JPY là 1 USD = 120.00 JPY.
- Giao dịch khối lượng 1 lô (100,000 tiền tệ) tài khoản XM Standard
- Đòn bẩy tối đa 888 lần
- “Kích cỡ hợp đồng" × “đơn vị tiền tệ giao dịch" × “khối lượng" ÷ “đòn bẩy tối đa" = “Đặt cọc cần thiết"
- “120.00 JPY" × “100,000 tiền tệ" × “1 lô" ÷ “888 lần" = “13,514 JPY"
Theo như công thức trên, thì mức đặt cọc cần thiết là 13,514 JPY.
Tóm lại, để giao dịch 1 lô (100,000 tiền tệ) với cặp tiền tệ USD/JPY khi 1 USD = 120 JPY, tối thiểu trong số dư tài khoản nếu không có nhiều hơn 13,514 JPY thì bạn không thể giao dịch.
Nếu tính toán là phiền hà, XM cũng cung cấp các công cụ tính toán tự động.
Chi tiết về công cụ tính toán đặt coc cần thiết được giới thiệu trong bài viết sau.
Vốn khả dụng là gì
Vốn khả dụng là số tiền đã điều chỉnh (cộng hoặc trừ) tổng số tiền lãi/lỗ của lệnh đang sở hữu trong tiền đặt cọc (số dư). Vốn khả dụng trên MT4 được hiển thị với tên “Tài sản".
Phép tính vốn khả dụng
Vốn khả dụng có thể được kiểm tra tự động trong tab giao dịch MT4 hoặc MT5 của công cụ giao dịch mà bạn không cần phải tự tính, tuy nhiên dưới đây giới thiệu phép tính để bạn hiểu được phép tính đươc tính và hiển thị như thế nào?
“Đặt cọc (số dư)" + “định giá lãi/lỗ" = “Vốn khả dụng"
Ví dụ, nếu tiền đặt cọc (số dư) là 100,000 JPY, lợi nhuận dựa trên định giá lãi/lỗ là 50,000 JPY, thì vốn khả dụng là “100,000 JPY + 50,000 JPY = 150,000 JPY".
Ngước lại, nếu giao dịch đang lỗ 50,000 JPY, thì vốn khả dụng “100,000 JPY – 50,000 JPY = 50,000 JPY".
Phép tính của vốn khả dụng rất đơn giản. Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra vốn khả dụng hiện tại ở tab giao dịch dưới màn hình MT4 hoặc MT5.
Số dư khả dụng (Đặt cọc khả dụng) là gì?
Số dư khả dụng (Đặt cọc khả dụng) là số dư tài khoản có thể sử dụng để đặt lệnh mới. Tương tự như vốn khả dụng, số dư khả dụng được hiển thị ở tab giao dịch MT4/MT5 và hiển thị với tên “Dư ký quỹ".
Có thể đặt lệnh bổ sung trong số dư khả dụng. Nếu bạn cần nhiều tiền đặt cọc cần thiết hơn số dư khả dụng, bạn không thể giao dịch do tiền đặt cọc cần thiết không đủ.
Phép tính số dư khả dụng
Số dư khả dụng cũng có thể được kiểm tra tự động trên tab giao dịch của công cụ giao dịch MT4 và MT5 mà không phải tự tính toán, nhưng dưới đây vẫn giới thiệu công thức để giúp bạn hiểu cách tính toán và cách hiển thị.
“Vốn khả dụng" – “Tổng tiền đặt cọc cần thiết đang giao dịch" = “Số dư khả dụng"
Ví dụ, nếu vốn khả dụng là 100,000 JPY, tiền đặt cọc cần thiết trong giao dịch là 40,000 JPY thì số dư khả dụng là “100,000 JPY – 40,000 JPY = 60,000 JPY", vậy bạn có thể giao dịch nếu có tiền đặt cọc cần thiết trong khoảng 60,000 JPY còn lại.
Màn hình dưới đây, màn hình ngay sau lúc đặt lệnh (lãi/lỗ ±0). Vì chỉ sử dụng tiền đặt cọc cần thiết là 1.13 USD so với số dư 100,000.04 USD nên số dư khả dụng là 100,003.29 USD sau khi đã trừ phần spread.
Phần trăm duy trì đặt cọc là gì?
Phần trăm duy trì đặt cọc là tỷ lệ số dư của vốn khả dụng đối với tiền đặt cọc cần thiết. Tỷ lệ đặt cọc được hiển thị trên MT4 với tên “mức ký quỹ”.
Phần trăm duy trì đặt cọc càng thấp, mức rủi càng cao, khi tỷ lệ đặt cọc xuống thấp dưới 20%, XM sẽ cắt lỗ bắt buộc.
Phép tính phần trăm duy trì đặt cọc
Bạn cũng có thể kiểm tra tự động phần trăm duy trì đặt cọc trên tab giao dịch của công cụ giao dịch MT4 hoặc MT5 mà không phải tự tính toán. Vì nó dao động do lãi và lỗ định giá, phần trăm duy trì đặt cọc sẽ luôn thay đổi và được hiển thị nếu bạn đang sở hữu lệnh.
“Vốn khả dụng (tổng tài sản + định giá lãi/lỗ – số tiền yêu cầu rút tiền)" ÷ “tổng số tiền đặt cọc cần thiết" × 100 = “Tỷ lệ đặt cọc"
Ví dụ phép tính phần trăm duy trì đặt cọc
- Vốn khả dụng 100,000 JPY
- Đặt lệnh mới khi tỷ giá USD/JPY là 1 USD = 120.00 JPY
- Giao dịch khối lượng 1 lô (100,000 tiền tệ) ở tài khoản XM Standard
- Đòn bẩy tối đa 888 lần
- “Vốn khả dụng (tổng tài sản + định giá lãi/lỗ – số tiền yêu cầu rút tiền" ÷ “tổng số tiền đặt cọc cần thiết" × 100 = “Phần trăm duy trì đặt cọc"
- “100,000 JPY" ÷ “13,514 JPY (100,000 JPY × 120 JPY ÷ 888 lần)" × 100 = “739.97%"
Như điều kiện trên, phần trăm duy trì đặt cọc là 739.97% khi đặt lệnh mới.
739.97% tỷ lệ đặt cọc thì đòn bẩy hữu hiệu là 120 lần. (88,800 ÷ 739.97 = 120)
Hãy lưu ý nếu thua lỗ tăng lên, tỷ lệ đặt cọc là 20% thì căt lỗ bắt buộc sẽ được thực hiện.
Tỷ giá đến khi bị cắt lỗ bắt buộc (loss cut)
Như đã giải thích, khi phần trăm duy trì đặt coc giảm xuống 20% thì XM sẽ thực hiện cắt lỗ bắt buộc, tuy nhiên nếu chỉ hiển thị tỷ lệ bạn sẽ không biết được cặp tiền tệ đang giao dịch nào nếu giảm sẽ bị cắt lỗ bắt buộc.
Dưới đây, sẽ giới thiệu cách tính tỷ giá đến khi bị cắt lỗ bắt buộc.
Trước tiên, bạn tính “số tiền tiêu chuẩn của cắt lỗ”.(Tính theo điều kiên của “ví dụ tính phần trăm duy trì đặt coc” trên)
- “Tiền đặt cọc cần thiết" × “Tiêu chuẩn cắt lỗ 20%" = “Số tiền tiêu chuẩn cắt lỗ"
- “13,514 JPY (100,000 tiền tệ × 120 JPY ÷ 888 lần)" × “20%" = “2,703 JPY"
Trường hợp thực hiện nhiều giao dịch, bạn cần tính tổng số tiền đặt cọc cần thiết cho mỗi lệnh.
Bằng cách lấy vốn khả dụng trừ số tiền cắt lỗ tiêu chuẩn rồi chia cho khối lượng giao dịch, bạn có thể biết tỷ giá bị cắt lỗ hay không khi hối đoái thay đổi.
- (“Vốn khả dụng" – “Số tiền cắt lỗ tiêu chuẩn") ÷ “Khối lượng giao dịch" = “Tỷ giá bị cắt lỗ"
- (“100,000 JPY" – “2,703 JPY") ÷ “100,000 tiền tệ" = “0.97 JPY"
Dựa theo phép tính trên, bạn sẽ biết được cắt lỗ bắt buộc xảy ra nếu tỷ giá hối đoái biến động theo hướng lỗ 0.97 JPY sau khi đã đặt lệnh mới.
Trong ví dụ trên, vì bạn đang đặt lệnh ở mức 120,00 JPY, do đó việc cắt lỗ xảy ra khi lệnh bán là 120,97 JPY (120 JPY + 0,97 JPY) và lệnh mua là 119,03 JPY (120 JPY – 0,97 JPY).